Nung nấu khát vọng khởi nghiệp từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, Tạ Minh Tuấn đã không ít lần nếm trải thất bại song anh đã biến chúng thành động lực để vươn lên và trở thành một doanh nhân tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh doanh còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
Là một chàng trai thuộc thế hệ 8x (1988) nhưng Tạ Minh Tuấn hiện đang đảm nhận vai trò lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp và tổ chức xã hội mà tiêu biểu nhất phải kể đến HELP International - mô hình “Bác sĩ riêng - Y tế tại nhà”.
Câu chuyện khởi nghiệp của Tạ Minh Tuấn có thể sẽ là bài học quý giá dành cho các bạn trẻ dám nghĩ, dám làm và mong muốn được cống hiến cho đất nước, nhất là trong thời điểm có nhiều cơ hội và biến động như hiện nay.
BizLIVE đã có cuộc trao đổi ngắn với doanh nhân Tạ Minh Tuấn để nghe anh chia sẻ về mô hình doanh nghiệp xã hội mà anh đang theo đuổi cũng như góc nhìn của anh về cách yêu nước của giới trẻ hiện nay.
Được biết HELP International là một trong những mô hình doanh nghiệp xã hội rất thành công hiện nay. Vậy khi mới bắt đầu xây dựng HELP anh có định hướng sẽ phát triển mô hình kinh doanh này trở thành một doanh nghiệp xã hội hay không?
HELP ban đầu được xây dựng với mong muốn mỗi người dân đều có một bác sĩ riêng theo dõi sức khỏe cho mình với chi phí hợp lý nhất. Hơn thế nữa, để thuận tiện cho người dân, bác sĩ riêng sẽ đến tận nhà để thăm khám nên chúng tôi đã phát triển cả một hệ thống mà mình định nghĩa là “y tế tại nhà” để giải quyết nhiều vấn đề của y tế Việt Nam.
Cuộc hành trình của một "doanh nghiệp xã hội" đa phần được bắt đầu trước khi doanh nghiệp đó thực sự có khái niệm về nó. Vì vậy, ngay từ đầu tôi cũng chưa biết và chưa định nghĩa HELP như là một doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, kể cả trước và sau khi chính thức được thừa nhận là một doanh nghiệp xã hội, triết lý kinh doanh và định hướng đường đi của chúng tôi vẫn không thay đổi.
Theo anh để một doanh nghiệp xã hội vận hành theo đúng nghĩa của nó, người làm chủ doanh nghiệp có vai trò như thế nào?
Tôi nghĩ rằng, “hạt nhân” của một doanh nghiệp xã hội chính là người doanh nhân xã hội. Vì vậy chỉ cần người doanh nhân này vẫn đủ mạnh mẽ để giữ vững niềm tin, lý tưởng, tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi của mình thì doanh nghiệp đó sẽ không bị “chệch hướng” trở thành một doanh nghiệp kinh doanh đơn thuần.
Động lực cốt lõi bên trong và nguyên nhân sáng lập doanh nghiệp của người doanh nhân xã hội rất quan trọng, chính nó cũng góp phần không nhỏ vào việc định hướng con đường mà họ nên và cần đi. Tôi đã trải qua cảm giác này nên cũng thấu hiểu. “Doanh nghiệp xã hội” không thể là một “tấm áo” mà mình muốn thì khoác lên cho đẹp đẽ, lung linh hơn mà nó phải thực sự xuất phát từ bên trong, nghĩa là đầu tiên mình phải có trái tim của một doanh nhân xã hội.
Theo tôi nghĩ, người doanh nhân xã hội có thể được "sinh ra" và cả "tạo thành". "Sinh ra" tức là ngay từ đầu họ đã có những phẩm chất của một doanh nhân xã hội, còn "tạo thành" nghĩa là có thể ngay từ đầu họ chưa có, nhưng môi trường thực tế và những trải nghiệm đã tạo ra họ, đã làm họ biến đổi, và “hun đúc” nên “con tim” của một doanh nhân xã hội.
Nói như vậy, tức là tại thời điểm này anh đã hun đúc được cho mình trái tim của một doanh nhân xã hội?
Tôi cho rằng sứ mệnh của tôi là “trao quyền”. Tôi vẫn thường xúc tiến các hoạt động hướng đến việc trao quyền cho người bệnh, trao quyền cho người học, trao quyền cho giới trẻ, và trao quyền cho cộng đồng. Ví dụ như với người bệnh, phải làm sao để cho họ có thể bớt bị động (có bệnh mới đến bệnh viện chạy chữa), bớt phụ thuộc vào bác sĩ mà có thể trở thành “người bác sĩ tốt nhất là chính mình”.
Tất nhiên vai trò của người thầy thuốc vẫn rất quan trọng, nhưng người bệnh cần kiến thức - kỹ năng - công cụ để có thể tự chăm sóc sức khỏe cho mình một cách chủ động, và có thể là ngay tại nhà, như vậy cũng sẽ “giải phóng” cho ông thầy thuốc, giúp ông ấy khám được cho nhiều người hơn.
Chính vì vậy, những “mảnh ghép” nào cần thiết để tôi có thể thực hiện được sứ mệnh này, tôi sẽ tiếp tục sáng tạo, và không dừng lại. Số phận thường bắt tôi phải trở thành người tiên phong, khởi xướng một cái gì đó chưa có mà người khác chưa làm (chứ không phải chưa nghĩ ra). Và vẫn còn rất rất nhiều những “thất bại của thị trường” đang chờ tôi góp phần giải quyết.
Hiện nay, tôi đang triển khai một dự án về y tế, với khái niệm mới mà tôi gọi là “Y tế thông minh”. Hai dự án về giáo dục, 1 dự án là “Giáo dục khởi nghiệp” để giải quyết nhiều vấn đề của thị trường khởi nghiệp hiện nay tại Việt Nam còn “ăn xỗi ở thì”, thiếu kiến thức, kỹ năng trầm trọng, thiếu trợ lực để thành công. Dự án còn lại sẽ áp dụng công nghệ để có thể “trao quyền” nhiều hơn cho cả người học lẫn người dạy.
Có vẻ như anh đang rất bận rộn với các dự án kinh doanh gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. Phải chăng anh đã nhìn thấy rất nhiều cơ hội để phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay?
Cơ hội thì có rất nhiều, nhưng một tiêu chí quan trọng để tôi đánh giá việc mình có chớp lấy cơ hội hay không, chính là “tác động xã hội” của việc mình làm hay không làm là gì, đó là cơ sở ra quyết định. Vì vậy, các dự án do tôi thực hiện sẽ tiếp tục lấy tiêu chí này làm “gốc”, là nền tảng để hành động.
Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam đang ngày càng được chú ý đến hơn, nền tảng pháp lý cho doanh nghiệp xã hội cũng đã được kiến nghị và có lẽ sẽ có những điều luật riêng hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Khái niệm “doanh nghiệp xã hội” không còn là một lý tưởng, một phong trào, mà giờ đây nó đang lớn mạnh, có bộ luật riêng, hệ thống riêng và những kiến thức riêng khá sâu sắc.
Tôi cho rằng đường đi phía trước là rất sáng. Tuy nhiên thử thách thực sự nằm ở việc liệu các doanh nghiệp xã hội Việt Nam có thể giải quyết được các vấn đề về tài chính, nhân sự, mối quan hệ với các nguồn lực trong xã hội, và có khả năng nhân rộng tác động xã hội mà mình tạo ra hay không? Không chỉ hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội xung quanh họ được hình thành, mà chính họ cũng cần phải trưởng thành.
Nhìn từ thực tế, rất nhiều người trẻ cũng có khát khao làm giàu và cống hiến cho xã hội nhưng không phải ai cũng nhìn nhận, nắm bắt được cơ hội. Theo anh hạn chế lớn nhất của họ ở đây là gì?
Các bạn trẻ thường hay nói rằng họ không có tiền để khởi nghiệp, nhưng thay vì có suy nghĩ rằng “hãy đưa tôi tiền, tôi sẽ khởi nghiệp”, tại sao các bạn ấy không nghĩ rằng “có cách nào để khởi nghiệp mà chưa cần tiền không?” - mới nghe qua suy nghĩ đó, nhiều bạn trẻ đã vội vàng áp đặt “đúng là suy nghĩ viễn vông, không có tiền thì làm được gì”.
Tôi cảm thấy xót xa trước một thực trạng nhiều người Việt trẻ nghèo nàn về tư duy, và thiếu hẳn chiều sâu trong suy nghĩ. Với họ, “cuộc chơi khởi nghiệp” đã kết thúc từ trước khi bắt đầu, họ không bị thị trường đánh bại, mà họ đã bị đánh bại ngay từ trong tư duy “không thể” của bản thân.
Thử thách đầu tiên không nằm ở nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng…, mà nó nằm ở ngay trong tâm trí của người khởi nghiệp. Họ cần phải hiểu rằng “thời cơ” cho một “nguồn lực hoàn hảo” sẽ không bao giờ đến, luôn luôn thiếu thốn một thứ gì đó, nếu không bắt đầu làm, sẽ không bao giờ có. Vấn đề là chọn cách khởi đầu cho tinh gọn, cho thông minh, để không bị thiệt hại nhiều, để dành nguồn lực cho giai đoạn thực sự khó khăn còn ở phía trước (giai đoạn thị trường).
Trong thời điểm tình hình chủ quyền biển đảo đang bị đe dọa, tinh thần yêu nước của nhiều người Việt Nam, nhất là những người trẻ đang lên cao. Họ đang làm rất nhiều việc để chứng minh tinh thần yêu nước nhưng không phải việc nào cũng mang lại hiệu quả tích cực. Vậy theo anh đâu là cách yêu nước thiết thực nhất hiện nay?
Tinh thần yêu nước sôi sục là một tín hiệu mừng cho thấy giới trẻ không vô cảm, nhưng cần yêu nước với một con tim nóng và một cái đầu lạnh. “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng… Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương…”, rất cần những hành động hướng đến hòa bình, hướng đến ánh sáng, hướng thiện, hướng thượng.
Trong thời điểm này, theo tôi yêu nước là làm tốt nhất việc của mình, bạn có “xả rác” cho người khác phải đi “hốt” hay không? Bạn đã thực sự làm việc có trách nhiệm hay chưa? Bạn có biết rằng năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/15 của Singapore? Nếu đất nước của mình giàu mạnh, tôi tin rằng nó sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Đối với những người khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp của mình, mang lại công ăn việc làm cho nhiều người, tạo ra những sản phẩm chất lượng mang đến niềm vui và niềm hạnh phúc cho mọi người, đó cũng là một hành động vô cùng thực tiễn để yêu nước.
Doanh nhân Tạ Minh Tuấn chia sẻ về doanh nghiệp xã hội tại hội trường VCCI (Hà Nội).
Là một chàng trai thuộc thế hệ 8x (1988) nhưng Tạ Minh Tuấn hiện đang đảm nhận vai trò lãnh đạo của nhiều doanh nghiệp và tổ chức xã hội mà tiêu biểu nhất phải kể đến HELP International - mô hình “Bác sĩ riêng - Y tế tại nhà”.
Câu chuyện khởi nghiệp của Tạ Minh Tuấn có thể sẽ là bài học quý giá dành cho các bạn trẻ dám nghĩ, dám làm và mong muốn được cống hiến cho đất nước, nhất là trong thời điểm có nhiều cơ hội và biến động như hiện nay.
BizLIVE đã có cuộc trao đổi ngắn với doanh nhân Tạ Minh Tuấn để nghe anh chia sẻ về mô hình doanh nghiệp xã hội mà anh đang theo đuổi cũng như góc nhìn của anh về cách yêu nước của giới trẻ hiện nay.
Được biết HELP International là một trong những mô hình doanh nghiệp xã hội rất thành công hiện nay. Vậy khi mới bắt đầu xây dựng HELP anh có định hướng sẽ phát triển mô hình kinh doanh này trở thành một doanh nghiệp xã hội hay không?
HELP ban đầu được xây dựng với mong muốn mỗi người dân đều có một bác sĩ riêng theo dõi sức khỏe cho mình với chi phí hợp lý nhất. Hơn thế nữa, để thuận tiện cho người dân, bác sĩ riêng sẽ đến tận nhà để thăm khám nên chúng tôi đã phát triển cả một hệ thống mà mình định nghĩa là “y tế tại nhà” để giải quyết nhiều vấn đề của y tế Việt Nam.
Cuộc hành trình của một "doanh nghiệp xã hội" đa phần được bắt đầu trước khi doanh nghiệp đó thực sự có khái niệm về nó. Vì vậy, ngay từ đầu tôi cũng chưa biết và chưa định nghĩa HELP như là một doanh nghiệp xã hội. Tuy nhiên, kể cả trước và sau khi chính thức được thừa nhận là một doanh nghiệp xã hội, triết lý kinh doanh và định hướng đường đi của chúng tôi vẫn không thay đổi.
Theo anh để một doanh nghiệp xã hội vận hành theo đúng nghĩa của nó, người làm chủ doanh nghiệp có vai trò như thế nào?
Tôi nghĩ rằng, “hạt nhân” của một doanh nghiệp xã hội chính là người doanh nhân xã hội. Vì vậy chỉ cần người doanh nhân này vẫn đủ mạnh mẽ để giữ vững niềm tin, lý tưởng, tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi của mình thì doanh nghiệp đó sẽ không bị “chệch hướng” trở thành một doanh nghiệp kinh doanh đơn thuần.
Động lực cốt lõi bên trong và nguyên nhân sáng lập doanh nghiệp của người doanh nhân xã hội rất quan trọng, chính nó cũng góp phần không nhỏ vào việc định hướng con đường mà họ nên và cần đi. Tôi đã trải qua cảm giác này nên cũng thấu hiểu. “Doanh nghiệp xã hội” không thể là một “tấm áo” mà mình muốn thì khoác lên cho đẹp đẽ, lung linh hơn mà nó phải thực sự xuất phát từ bên trong, nghĩa là đầu tiên mình phải có trái tim của một doanh nhân xã hội.
Theo tôi nghĩ, người doanh nhân xã hội có thể được "sinh ra" và cả "tạo thành". "Sinh ra" tức là ngay từ đầu họ đã có những phẩm chất của một doanh nhân xã hội, còn "tạo thành" nghĩa là có thể ngay từ đầu họ chưa có, nhưng môi trường thực tế và những trải nghiệm đã tạo ra họ, đã làm họ biến đổi, và “hun đúc” nên “con tim” của một doanh nhân xã hội.
Tạ Minh Tuấn (thứ 6 từ phải sang) tại lễ trao giải Doanh nhân xã hội tiêu biểu năm 2011.
Nói như vậy, tức là tại thời điểm này anh đã hun đúc được cho mình trái tim của một doanh nhân xã hội?
Tôi cho rằng sứ mệnh của tôi là “trao quyền”. Tôi vẫn thường xúc tiến các hoạt động hướng đến việc trao quyền cho người bệnh, trao quyền cho người học, trao quyền cho giới trẻ, và trao quyền cho cộng đồng. Ví dụ như với người bệnh, phải làm sao để cho họ có thể bớt bị động (có bệnh mới đến bệnh viện chạy chữa), bớt phụ thuộc vào bác sĩ mà có thể trở thành “người bác sĩ tốt nhất là chính mình”.
Tất nhiên vai trò của người thầy thuốc vẫn rất quan trọng, nhưng người bệnh cần kiến thức - kỹ năng - công cụ để có thể tự chăm sóc sức khỏe cho mình một cách chủ động, và có thể là ngay tại nhà, như vậy cũng sẽ “giải phóng” cho ông thầy thuốc, giúp ông ấy khám được cho nhiều người hơn.
Chính vì vậy, những “mảnh ghép” nào cần thiết để tôi có thể thực hiện được sứ mệnh này, tôi sẽ tiếp tục sáng tạo, và không dừng lại. Số phận thường bắt tôi phải trở thành người tiên phong, khởi xướng một cái gì đó chưa có mà người khác chưa làm (chứ không phải chưa nghĩ ra). Và vẫn còn rất rất nhiều những “thất bại của thị trường” đang chờ tôi góp phần giải quyết.
Hiện nay, tôi đang triển khai một dự án về y tế, với khái niệm mới mà tôi gọi là “Y tế thông minh”. Hai dự án về giáo dục, 1 dự án là “Giáo dục khởi nghiệp” để giải quyết nhiều vấn đề của thị trường khởi nghiệp hiện nay tại Việt Nam còn “ăn xỗi ở thì”, thiếu kiến thức, kỹ năng trầm trọng, thiếu trợ lực để thành công. Dự án còn lại sẽ áp dụng công nghệ để có thể “trao quyền” nhiều hơn cho cả người học lẫn người dạy.
Có vẻ như anh đang rất bận rộn với các dự án kinh doanh gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. Phải chăng anh đã nhìn thấy rất nhiều cơ hội để phát triển mô hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay?
Cơ hội thì có rất nhiều, nhưng một tiêu chí quan trọng để tôi đánh giá việc mình có chớp lấy cơ hội hay không, chính là “tác động xã hội” của việc mình làm hay không làm là gì, đó là cơ sở ra quyết định. Vì vậy, các dự án do tôi thực hiện sẽ tiếp tục lấy tiêu chí này làm “gốc”, là nền tảng để hành động.
Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam đang ngày càng được chú ý đến hơn, nền tảng pháp lý cho doanh nghiệp xã hội cũng đã được kiến nghị và có lẽ sẽ có những điều luật riêng hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Khái niệm “doanh nghiệp xã hội” không còn là một lý tưởng, một phong trào, mà giờ đây nó đang lớn mạnh, có bộ luật riêng, hệ thống riêng và những kiến thức riêng khá sâu sắc.
Tôi cho rằng đường đi phía trước là rất sáng. Tuy nhiên thử thách thực sự nằm ở việc liệu các doanh nghiệp xã hội Việt Nam có thể giải quyết được các vấn đề về tài chính, nhân sự, mối quan hệ với các nguồn lực trong xã hội, và có khả năng nhân rộng tác động xã hội mà mình tạo ra hay không? Không chỉ hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp xã hội xung quanh họ được hình thành, mà chính họ cũng cần phải trưởng thành.
Tạ Minh Tuấn tại một buổi team building cùng các nhân sự trẻ của các doanh nghiệp xã hội.
Nhìn từ thực tế, rất nhiều người trẻ cũng có khát khao làm giàu và cống hiến cho xã hội nhưng không phải ai cũng nhìn nhận, nắm bắt được cơ hội. Theo anh hạn chế lớn nhất của họ ở đây là gì?
Các bạn trẻ thường hay nói rằng họ không có tiền để khởi nghiệp, nhưng thay vì có suy nghĩ rằng “hãy đưa tôi tiền, tôi sẽ khởi nghiệp”, tại sao các bạn ấy không nghĩ rằng “có cách nào để khởi nghiệp mà chưa cần tiền không?” - mới nghe qua suy nghĩ đó, nhiều bạn trẻ đã vội vàng áp đặt “đúng là suy nghĩ viễn vông, không có tiền thì làm được gì”.
Tôi cảm thấy xót xa trước một thực trạng nhiều người Việt trẻ nghèo nàn về tư duy, và thiếu hẳn chiều sâu trong suy nghĩ. Với họ, “cuộc chơi khởi nghiệp” đã kết thúc từ trước khi bắt đầu, họ không bị thị trường đánh bại, mà họ đã bị đánh bại ngay từ trong tư duy “không thể” của bản thân.
Thử thách đầu tiên không nằm ở nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng…, mà nó nằm ở ngay trong tâm trí của người khởi nghiệp. Họ cần phải hiểu rằng “thời cơ” cho một “nguồn lực hoàn hảo” sẽ không bao giờ đến, luôn luôn thiếu thốn một thứ gì đó, nếu không bắt đầu làm, sẽ không bao giờ có. Vấn đề là chọn cách khởi đầu cho tinh gọn, cho thông minh, để không bị thiệt hại nhiều, để dành nguồn lực cho giai đoạn thực sự khó khăn còn ở phía trước (giai đoạn thị trường).
Trong thời điểm tình hình chủ quyền biển đảo đang bị đe dọa, tinh thần yêu nước của nhiều người Việt Nam, nhất là những người trẻ đang lên cao. Họ đang làm rất nhiều việc để chứng minh tinh thần yêu nước nhưng không phải việc nào cũng mang lại hiệu quả tích cực. Vậy theo anh đâu là cách yêu nước thiết thực nhất hiện nay?
Tinh thần yêu nước sôi sục là một tín hiệu mừng cho thấy giới trẻ không vô cảm, nhưng cần yêu nước với một con tim nóng và một cái đầu lạnh. “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng… Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương…”, rất cần những hành động hướng đến hòa bình, hướng đến ánh sáng, hướng thiện, hướng thượng.
Trong thời điểm này, theo tôi yêu nước là làm tốt nhất việc của mình, bạn có “xả rác” cho người khác phải đi “hốt” hay không? Bạn đã thực sự làm việc có trách nhiệm hay chưa? Bạn có biết rằng năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/15 của Singapore? Nếu đất nước của mình giàu mạnh, tôi tin rằng nó sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Đối với những người khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp của mình, mang lại công ăn việc làm cho nhiều người, tạo ra những sản phẩm chất lượng mang đến niềm vui và niềm hạnh phúc cho mọi người, đó cũng là một hành động vô cùng thực tiễn để yêu nước.
Nguồn: bizlive.vn/song/doanh-nhan-8x-ta-minh-tuan-yeu-nuoc-la-dung-xa-rac-cho-nguoi-khac-di-hot-192310.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét