Đúng - Sai là không quan trọng, quan trọng là thêm nhiều góc nhìn - Ta Minh Tuan - Blog

doanhnhansite.blogspot.com - Cẩm nang kinh doanh, tin tức khởi nghiệp

Hot

Post Top Ad

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Đúng - Sai là không quan trọng, quan trọng là thêm nhiều góc nhìn

Đúng - Sai là không quan trọng, quan trọng là thêm nhiều góc nhìn để tiếp cận gần hơn với sự thật.

TẠI SAO TẤM BẰNG MBA KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SỰ ĐẢM BẢO CHO THÀNH CÔNG KHI START-UP?


(Và bài viết này không có tính chất đưa ra kết luận cho tất cả những anh em có bằng MBA, hay các anh chị em trong Group. Cứ xem bài viết như một dạng chém chơi giống Tony Buổi Sáng : )

Xung quanh tôi không thiếu các câu chuyện về những người có bằng MBA, hoặc từng giữ vị trí quan trọng tại nhiều công ty rất lớn, trước đó dù đã thành công rực rỡ nhưng khi khởi nghiệp vẫn thất bại. Điều ngạc nhiên là tỷ lệ thất bại của họ không hề thấp hơn so với những người khởi nghiệp ngay từ đầu và chưa được rèn luyện ở một môi trường chuyên nghiệp (sẽ giúp cho họ có những kiến thức và kỹ năng quý báu). Đúng ra khi có lợi thế như vậy, họ phải dễ thành công hơn chứ?

Để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến “hiện tượng” này. Chúng ta cần phải lui lại một bước, và tìm hiểu về 2 khái niệm tưởng 1 mà lại là 2, tưởng giống nhưng lại rất khác nhau: Start-up và Company.

Rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.

Company là gì?

Đó là:
1.một tổ chức kinh doanh
2.đang BÁN một sản phẩm hay dịch vụ nào đó
3.ĐỂ thu về doanh thu và lợi nhuận.

Như vậy mô hình kinh doanh của một Company là rất rõ ràng. Và mục tiêu của một Company là tối đa hóa lợi nhuận, dựa trên khuôn khổ của việc tuân thủ pháp luật và các giá trị đạo đức được cộng đồng thừa nhận.

Còn Start-up thì khác.

Mục tiêu của 1 “Startup”, đó là… không còn là Start-up nữa.

Nghĩa là Start-up đó phải đạt đến một trạng thái khác, đó là trở thành Company.

Vậy “Start-up” là gì?

Start-up là:
1.một tổ chức được thiết kế tạm thời (temporarily designed)
2.để tìm ra (SEARCH)
3.một mô hình kinh doanh (business model) đáp ứng được 3 tiêu chí, bao gồm:
3.1.có tính khả thi (feasible)
3.2.có thể lập lại (repeatable)
3.3.và có thể nhân rộng (scalable) được.

(Nếu có đủ sự quan tâm, tôi sẽ có một bài viết chia sẻ cụ thể hơn về 3 tiêu chí này)

Như vậy “mục tiêu tối thượng” và “sứ mệnh tối cao” trong giai đoạn Start-up chưa phải là tối đa hóa lợi nhuận, có thật nhiều khách hàng, nâng giá trị thương hiệu (những điều này vẫn phải thực hiện nhưng nó không phải là mục tiêu cốt lõi nhất trong giai đoạn này)…

Mục tiêu trong giai đoạn này chính là Start-up đó phải thực hiện rất nhiều “thử nghiệm” và phải “điều chỉnh” mô hình kinh doanh liên tục để có thể xác lập một mô hình khả thi, vững vàng, có lợi nhuận, có thể chuẩn hóa, có thể nhân rộng quy mô, và bền vững.

Đó là lý do vì sao những MBA, những người đang học các lớp đào tạo CEO chuyên nghiệp hoặc cho dù đã thành công ở một môi trường lớn hơn rất nhiều nhưng đến khi khởi nghiệp 1 Start-up thì vẫn dễ thất bại.

Vì những tư duy, kiến thức và kỹ năng mà họ sở hữu thông thường, lại thuộc về giai đoạn “Company”.

Giai đoạn “Start-up” cần cách tư duy, kiến thức, kỹ năng hoàn toàn khác. Và họ thì không có, hoặc họ chủ quan: “không biết là mình không biết”. Lúc này có một “khoảng trống” (Gap) giữa cái mà họ đang biết, với cái thực sự giúp họ vượt qua giai đoạn Start-up.

Điều trớ trêu là nếu không thành công với giai đoạn Start-up thì bạn không có cơ hội để thành công với giai đoạn Company.

Chỉ có những người nào biết cách thích nghi, biết cách quên đi cái cũ nhường chỗ cho cái mới mới có thể thành công. Đơn cử tôi từng quen một anh làm sếp trong tập đoàn, đến khi nghỉ việc để khởi nghiệp kinh doanh anh ấy phải mất 3 năm để thực sự “quên đi” cách tư duy học được tại đó để có thể khởi nghiệp thành công.

Một ví dụ để làm rõ hơn là những anh em làm trong các công ty lớn sẽ có lợi thế là có cái nhìn rõ ràng về ngành, có kỹ năng tốt, nhưng đôi khi họ mắc một cái “bệnh” đó là bệnh muốn chuẩn hóa mọi thứ quá sớm: phải xác lập quy trình đầy đủ, áp dụng đủ thứ “công cụ”, ví dụ như BSC vào trong doanh nghiệp của mình.

Nhưng họ quên mất một điều là các công ty và tập đoàn lớn đã phải trải nghiệm hàng trăm năm để “biết điều gì là đúng với mình”, từ đó họ mới chuẩn hóa mọi thứ. Một Start-up vẫn còn đang trên hành trình tìm kiếm “chân lý” cho mô hình kinh doanh, vội vàng chuẩn hóa sẽ gây ra tác dụng ngược, nó giống như bạn có dây thừng (có nguồn lực), nhưng lại tự dùng dây ấy để trói tay trói chân mình, làm cho mình đi một cách chậm chạp, nặng nề, và bỏ lỡ mọi cơ hội.

Đôi khi, thế mạnh và vũ khí cạnh tranh duy nhất của Start-up đối với các ông lớn là Tốc độ. Trong trường hợp này, chính thói quen cũ, cách làm cũ, cách tư duy cũ, đã khiến các “khởi nghiệp gia” này chuẩn hóa mọi thứ quá sớm, khiến cho cả bộ máy khởi nghiệp quá “cồng kềnh” và từ đó từ bỏ luôn lợi thế duy nhất là tốc độ, để rồi lao ngay vào vực thẳm đã được dự báo ở phía trước.

Và đó chỉ là một trong những thói quen cũ khiến cho người có bằng MBA hoặc thành công ở công ty lớn, lại chưa chắc dễ thành công hơn ở công ty khởi nghiệp.

Mà theo một thống kê (không chính thức) khi tôi ngồi nói chuyện với 1 số anh em bên mảng đầu tư, thì trong số những Founder mà họ từng đầu tư, số Founder có bằng MBA tỷ lệ thất bại lại cao hơn các Founder không có bằng MBA. Đây chỉ là thống kê trong câu chuyện trà dư tửu hậu, để tham khảo và đọc chơi, không có khả năng đại diện và đưa ra một kết luận chính thức về giá trị của tấm bằng MBA. Chắc chắn tấm bằng MBA vẫn rất có giá trị. Nhưng để khởi nghiệp kinh doanh thành công, chúng ta cần một bộ Mindset- Skillset – Toolset thật sự phù hợp với giai đoạn này.

Và trong kinh doanh, chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp câu nói: Không có Đúng hay Sai, chỉ có Phù hợp hay không.

#TMT

#khoinghiep

Đúng - Sai là không quan trọng, quan trọng là thêm nhiều góc nhìn để tiếp cận gần hơn với sự thật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Top Ad